NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP

Thí sinh: Thân Thành Đạt

Lớp: 18D3

SBD: 01

NHỮNG KỈ NIỆM ĐẸP

   Hai năm trước, tôi còn là một học sinh lớp 12 mọi sự định hướng nghề nghiệp còn bỡ ngỡ. Với suy nghĩ của một cậu nhóc tôi thấy điện và nước là hai thứ thiết yếu của cuộc sống, nên nếu học điện sau này cũng dễ kiếm việc làm. Thế là tôi bước chân vào khoa điện với một sự hoài nghi và lo lắng. Buổi học đầu tiên là giáo dục công dân ở đó tôi được các thầy cô hướng dẫn về khoa điện và trường Bách khoa của mình. Buổi học đầu tiên đã đánh lên một hồi chuông, báo hiệu tôi chính thức trở thành một sinh viên khoa Điện của Bách khoa Đà Nẵng. Thoáng chốc đã hai năm trôi qua. Những kĩ niệm đẹp với ngôi trường, thầy cô và bạn bè cứ thế đong đầy trong tôi.
Một trong những kỉ niệm đáng nhớ của tôi với khoa điện là với môn mạch điện. Tôi luôn suy nghĩ: với tư cách là một sinh viên khoa điện tôi phải luôn cố gắng hoàn thành tốt môn mạch điện. Và thế là, mạch 1 tôi phải chật vật mới qua nổi. Rồi kì hai, năm hai cũng đến mang theo đại dịch covid 19 và mạch 2. Tôi đăng kí thầy Phan Văn Hiền. Các buổi học online của thầy rất nhanh, và sau đó là giờ tự làm bài tập. Giờ tự học chiếm phần lớn thời gian buổi học, nên trong lúc đó tôi tưởng thầy đi đâu rồi. Một hôm tôi bật mic lên và hỏi bài, thầy trả lời rất chi tiết và dễ hiểu. Thật ra thầy vẫn ngồi ở đó và chờ đợi, thầy nói rằng: “nếu tôi giải cho các em thì nó lại dễ dàng quá, rồi các em không hiểu lại nhanh quên. Nên tôi đợi các em giải rồi thắc mắc .Lúc đó tôi giải thì các em mới „ ồ ‟ lên và dễ hiểu hơn, nhớ lâu hơn”. Từ đó tôi cảm thấy quý thầy hơn, các tiết học sau tôi cố gắng hoàn thành bài tập về nhà để trao đổi với thầy. Tôi học ở nhà bằng cách giải các bài tập mẫu trong sách mà không quan tâm tới bản chất của mạch điện. Qua dịch là chúng tôi lên trường và thi giữa kì. Đề thầy với một mạch điện khá đơn giản. Tôi lao vào làm như một cái máy, cứ theo các bước giống ví dụ mà làm. Và thế là điểm giữa kì tôi thấp nhất lớp. Tôi nghĩ: chắc thầy chấm đáp số , rồi mình bấm máy sai, sai thầy gạch chứ hơi sức đâu mà xem cách mình làm ”. Thế là tôi buồn lắm, tôi gục mặt xuống bàn và dường như tôi không muốn nghe thầy giảng nữa. Mọi sai lầm của tôi đều đổ qua cho thầy. Sau sự việc ấy tôi về bắt đầu học bằng cách đọc thật kỉ lý thuyết để hiểu bản chất rồi mới giải bài tập. Rồi kì thi cuối kì cũng đến, tôi làm bài một cách nghiêm túc và kĩ càng theo những gì thầy dạy.Thầm nghĩ mình làm được bài nên tôi vui lắm. Trên con đường về nhà vừa đi vừa ngẫm thì nhớ ra mình đã nhầm số liệu (220V viết thành 200V) rồi cứ thế mà tính. Tâm trạng của tôi như rơi xuống vựt thảm .Tôi buồn bả mà thở dài :„‟hầy! chắc cũng như giữ kì thôi, đáp số tôi sai rồi chắc chắn tôi sẽ rớt môn, phải chuẩn bị tinh thần cho việc học lại thôi‟‟. Cho đến khi có điểm cuối kì, tôi không dám tin vào mắt mình. Tôi qua rồi! mà lần này không giống mạch 1 tôi qua với điểm số cao. Tâm trạng của tôi vụt bay lên chín tầng mây. Và rồi bổng chốc, tôi khựng lại, kí ức về bài kiểm tra giữa kì ùa về. Câu trả lời cho bài giữa kì của tôi là quá trình quá độ xảy ra ở cả hai trường hợp khi ta đóng khóa k và khi ta mở khóa k. Đề thầy ra là mở khóa k, nhưng các bài mẫu trong sách thì chỉ xét đóng khóa k, nên tôi cứ vậy lao đầu vào làm. Thực ra tôi đã nhận ra lỗi sai này và đã ôn kĩ phần lý thuyết cho kì thi cuối kì, nhưng vì tính ích kỉ khi ấy mà tôi đã vờ như lờ nó đi. Tôi đã sai! Thầy đã đọc bài của tôi làm , thầy không chỉ chấm đáp số mà thầy chấm cách làm. Thầy chấm rất kĩ, những lỗi sai số liệu, bấm máy có thể châm chước được nhưng sai về bản chất mạch điện là điều không thể được. Thầy đã cho tôi một bài học quý giá! Tôi ước gì lúc đó, khi nhận được điểm giữa kì tôi chấp nhận được sự thật để vui vẻ học và trao đổi với thầy như những tiếc học trước đó . Tận sâu trong đáy lòng tôi thực sự muốn gửi đến thầy lời cảm ơn và xin lỗi. Ngày hôm đó trên khu thí nghiệm khoa điện, tôi và các bạn chào thầy. Thầy tươi cười rạng rỡ: “Đi học chi về đó!”, nghe thật gần gũi và ấm lòng.
Đó là một một trong những kỉ niệm đẹp của tôi với người thầy Khoa điện. Dưới mái nhà khoa điện tôi đã gặp những người thầy tâm huyết và họ đã để lại cho tôi kỉ niệm đẹp trong lòng. Thầy Trần Văn Chính, sách của thầy rất hay và giải chi tiết có mặt ở các môn học khó (Lý thuyết trường điện từ, Máy điện 1,…) nó đã giúp ích rất nhiều trong việc tự học của sinh viên. Là một người thầy không chỉ có tôi và các bạn mà các thầy cô khoa mình cũng rất ngưỡng mộ. Thầy Lê Quốc Huy với câu nói “ Các em học là để sau này để đi làm chứ không phải học cho qua” nên slide bài giảng của thầy rất dài có cả kiến thức thi và bên ngoài thực tế dẫn đến các buổi học của thầy luôn không có thời gian dư. Thầy luôn khuyến khích các bạn dựa vào tài liệu thầy cung cấp để làm mạch thực tế ngoài đời thực “học đi đôi với hành”. Thầy Bùi Tấn Lợi, người nhiệt tình trong từng tiết dạy. Tuy thầy có hay la sinh viên khi họ không làm bài tập về nhà nhưng sau đó thầy lại nói: “Tính thầy hay la vậy chứ không có ý gì đâu”. Là người thầy tốt bụng muốn dạy thêm tiết cho sinh viên để chuẩn bị thi cuối kì với lý do: “Giờ thầy có về sớm cũng phải phụ vợ nấu cơm, rửa bát thôi nên thầy ở lại dạy các em tí nữa”. Và còn rất nhiều, rất nhiều những kỉ niệm đẹp nữa của tôi về thầy cô, bạn bè dưới mái nhà khoa điện. Năm hai đã kết thúc với những kí ức đẹp về những người thầy, người bạn tuyệt vời . Nó sẽ sẽ nền tảng vững chắc để tôi bước vào năm ba. Với nhiều môn chuyên ngành về điện và gặp gỡ được thầy nhiều thầy cô tuyệt vời hơn nữa ở khoa mình. Khó khăn vẫn còn ở phía trước nhưng tôi tin cùng với những người bạn, người thầy của mình tôi sẽ vượt qua và bước tới thành công.

   Những kỉ niệm ấy giúp tôi nhận ra rằng: Thầy, cô khoa điện mỗi người đều là những người thầy, người cô tuyệt vời! Là dân kĩ thuật họ khô khan không giỏi diễn đạt lời nói của mình và luân tuân thủ một nguyên tắc nhưng trong tâm họ luôn cố gắng để giúp đỡ những sinh viên hết mình bằng những cách dạy của riêng họ. Những lời dạy của họ chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết trân trọng. Để rồi một ngày nào đó chúng ta ra trường có thật chắc kiến thức vững bước vào nghề. Xứng đáng với cái tên sinh viên khoa Điện trường BÁCH KHOA. Mang trong mình sự tự hào là một sinh viên khoa điện, chúng ta sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. góp phần phát triển Đất Nước ngày càng giàu đẹp.

*Lời nhắn gửi:
Trường Bách Khoa Đà Nẵng đã thay đổi rất nhiều trong hai năm vừa qua kể từ khi tôi bước chân vào trường. Chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện. Học bổng khuyến khích học tập cũng tăng cao góp phần hỗ trợ sinh viên, tạo ra một tinh thần cố gắng học tập để nắm thật chắc kiến thức khi ra trường cho các bạn sinh viên nghèo vừa đi học, vừa đi làm để lo về vấn đề đóng học phí. Trong tương lai chắc chắn trường chúng ta sẽ ngày càng đổi mới và hiện đại hơn. Để trở thành một trường đại học hàng đầu khu vực. Nhân dịp Kỉ niệm 45 năm ngày thành lập khoa điện, tôi xin gửi lời chúc mừng đến khoa và hy vọng khoa Điện của chúng ta sẽ ngày càng vững mạnh. Bằng tâm huyết của những người nhà giáo mẫu mực các thầy cô sẽ đào tạo ra được nhiều thế hệ học trò tài giỏi. Để góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới Đất Nước. TÔI TỰ HÀO LẮM KHI NÓI TÔI LÀ MỘT SINH VIÊN KHOA ĐIỆN BÁCH KHOA !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *